Cách làm rượu nho
Chuẩn bị nguyên liệu ngâm
Bước chuẩn bị nguyên liệu là bước quan trọng làm sao cho thành quả đạt được rượu nho là ngon nhất– 1kg nho chín
– 300g đường cát trắng tùy vào độ chua của nho ( có đường phèn thì càng tốt)
– Bình thủy tinh ngâm rượu để ngâm tránh dùng bình nhựa
Cách chọn nho ngâm rượu
Các loại nho làm rượu vang. Ngày nay có 3 loại nho phổ biến đó là:( nho đen, nho xanh, nho đỏ ) loại nào cũng ngâm được rượu cả tuy nhiên một thủ thuật nho nhỏ đó là nên chọn những quả nho hơi có vị chua nên chọn nho đỏ ngâm và để tạo màu rượu, đừng chọn những quả quá chín để ngâm. Vì khi uống rượu nho cần phải có đủ vị chua và vị ngọt thì mới đúng vị. Để có được một cách ngâm rượu nho tại nhà thơm ngon các bạn cần lưu ý những khâu chọn lọc nho sau đây.
Với nho tươi: Nên chọn loại chùm lớn, trái to và mọng nước. Những chùm nho mà còn lớp phấn bám trên quả là chùm nho ngon. Cuống nho: Nho ngon là những chùm có cuống xanh, mềm mại. Không nên mua loại khô cuống, vỏ nhăn, không còn nguyên chùm mà bị rơi rụng nhiều.
Với nho khô: Hạt tròn, khô, màu sắc sáng và vị ngon. Bạn nên chọn loại nho có hạt to, mềm. Sau đó bạn hãy dùng tay bốc thử một nắm và nắm lại. Khi thả tay, nếu là nho ngon, hạt tròn, khô thì sẽ nhanh chóng rời nhau ra. Nếu nho vẫn dính bết vào nhau thì là nho ướt, kém chất lượng.
Cách ngâm rượu nho
Sau khi chuẩn bị xong chúng ta bắt tay vào cách làm rượu nho. Ngày nay có hai cách ngâm rượu nho tại nhà đó là ngâm rượu nho tươi và ngâm rượu nho khô. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng cách một.
Cách ngâm rượu nho tươi
Đối với nho tươi chúng ta cũng có 2 cách để ngâm đó là ngâm nguyên quả và bóp nhuyễn
1. Cách ngâm nguyên quả
B1. Rửa sạch nho từ 2-3 nước tránh rửa mạnh tay nho sẽ bị dập rồi để ráo nước
B2. Vặt trái nho ra khỏi trùm ngắt cuống rồi bỏ vô bình ngâm cứ một lớp nho chúng ta trải đều một lớp đường theo tỉ lệ 1kg nho với 300-400g đường. Lớp trên cùng là lớp đường
B3. Tiếp đến đậy kín bình ủ, để khoảng 18-20 ngày. Đường và nho sẽ tự động lên men để thành nước siro nho hay còn gọi là rượu nho
B4. Sau khi được 20 ngày lấy rượu nho ra thì hầu hết nho chỉ còn vỏ. Các bạn vớt nho ra, sau đó lọc phần xác của nho, phần còn lại là rươu đã chưng cất.
Lưu ý: Nếu muốn lên men nhanh thì thêm vào một ít mít chín và ủ trong cái bình giữ nhiệt mà mình hay sử dụng để nước đá đó. chỉ cần ủ 2 ngày là đã lên men và có mùi rượu rồi.
Phần rượu này là nguyên chất, vậy nên có thể dùng kèm với đá để pha loãng hoặc bỏ vào tủ lạnh trước khi dùng sẽ ngon hơn.
2. Cách ngâm nho trực tiếp với rượu
B1. Rửa sạch nho từ 2-3 nước tránh rửa mạnh tay nho sẽ bị dập rồi để ráo nước
B2. Bổ đôi quả nho ra cho vào bình thủy tinh
B3. Đổ trực tiếp rượu vào theo tỉ lệ 1kg nho với 3 lít rượu ( có thể cho thêm chút đường phèn cũng được tỉ lệ 1kg nho với 200g đường )
B4. Đậy kín lắp ngâm khoảng 1 tháng là sử dụng được
3. Cách ngâm rượu nho đã bóp nhuyễn
Lưu ý cách này chúng ta nên làm với bình lớn ví dụ 1kg nho phải cần bình> 5 lít
B1. Rửa sạch nho ngắt bỏ cuống sau đó để ráo nước cho nho vào 1 thau sạch đổ đường vào và dùng tay bóp cho quả nho dập vỏ, không cần phải nát lắm mà chỉ cần bể vỏ là đủ rồi trộn đều tay khoảng 15 phút
B2. Đổ hỗn hợp vừa trộn vào bình ngâm dùng một miếng vải thưa đậy quanh lắp bình ( lưu ý không nên đậy quá kĩ vì để bình còn lên men ) Để trong khoảng 3 tháng là được (lưu ý cứ cách 2 tuần chúng ta dùng đũa trộn đều hỗn hợp trong bình cho quá trình lên men nhanh hơn và đều hơn).
B3. Sau khi được 3 tháng các bạn lấy thành phẩm ra rồi dùng miếng vải lọc hết các chất cặn còn xót lại trong bình ngâm được nước nho chúng ta đổ tiếp vào bình để thêm 2 tháng nữa là dùng được
Chúng ta đã có một thứ rượu vang nho hảo hạng với cách làm rượu vang nho tại nhà thơm ngon
Cách ngâm nho khô
Ngoài cách ngâm tươi chúng ta còn cách đơn giản hơn nhiều đó là cách ngâm rượu nho khô đối với cách này nguyên liệu chuẩn bị như sau
– 1kg nho khô ( cách chọn nho khô tôi đã nói ở phía trên các bạn xem lại)
– 3 lít rượu > 40 độ
– Bình thủy tinh để ngâm
B1. Cho nho vào bình ngâm theo tỉ lệ phía trên
B2. Đổ rượu vào trong bình
B3. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng > 3 tháng là sử dụng được ngay
Tác dụng của rượu nho
Những công dụng của rượu nho đối với cơ thể. Trong Đông y, vị thuốc này có tên là bồ đào, vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thông thủy đạo, trừ phong hàn, tê thấp, làm nhẹ mình mẩy, mạnh thần trí.
- Tốt cho tim
- Ngăn ngừa cholesterol xấu bám dính vào thành mạch máu
- Chống ô xy hóa
- Ngăn ngừa một số bênh ung thư
Điều kiện bảo quản và cách dùng rượu nho
Sau khi chế biến rượu nho xong đến bước bảo quản cũng như hướng dẫn bạn đọc cách dùng sao cho hiệu quả nhất và chúng ta sẽ có một bình rượu nho thật tốt.
- Điều kiện bảo quản
- Tránh ánh nắng trực tiếp
- Khô ráo thoáng mát
- Bảo quản tại ngăn mát trong tủ lạnh
- Cách dùng rượu sao cho hiệu quả
- Uống kèm với đá sau khi hoạt động thể dục thể thao…
- Lưu ý không nên uống quá nhiều
Lưu ý khi sử dụng rượu nho
– Trong rượu nho có hàm lượng đường cao. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài. Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng ăn nho. và rượu nho
– Nho có tác dụng “thông thủy đạo”, lợi tiểu. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu nhạt, tiểu đường, tiêu chảy, lỵ… không nên ăn.
Phía trên là cách làm nho ngâm rượu
Chúc các bạn thành công
Đăng nhận xét