/*Thuộc tính Analytics*/ /*Thuộc tính Analytics*/ Rượu rắn ngâm lâu có tốt không?

Rượu rắn ngâm lâu có tốt không?

Rượu rắn là một loại rượu thuốc rất được ưa chuộng và có giá trên thị trường. Nhiều người, đặc biệt là nam giới, thường lùng mua rượu rắn bằng mọi giá vì được rỉ tai về tác dụng cường gân, tráng cốt và gia tăng “bản lĩnh đàn ông” của loại rượu thuốc này.

Theo y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.


Rượu rắn cần ngâm đúng cách.

Tác dụng của rượu rắn khi ngâm lâu 

Rượu rắn thường được ngâm vào mùa đông, bởi thời gian này là lúc rắn to và khỏe nhất. Và cũng vì mùa đông cơ thể người thường hay bị đau nhức nhiều hơn, chính vì vậy uốn rượu rắn có tác dụng rất tốt.

Công dụng chính của rượu rắn là giúp chữa các bệnh về đau nhức xương khớp, phong tê thấp…Tuy nhiên có một số trường hợp không nên dùng rượu rắn như: người không uống được rượu, người hay bị dị ứng…

Những bộ rắn được ngâm nhiều nhất là: Rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn ráo…vì chúng có tác dụng rất tốt đối với cơ thể người.

Có thể ngâm rắn khô và rắn tươi đều đươc, tuy nhiên ngâm rắn tươi sẽ tốt hơn, rượu ngâm rắn tươi sẽ có vị tanh hơn nhưng hiệu quả hơn.

Nên ngâm phần nào của rắn: đầu tiên bạn cần BỎ phần đầu và ruột, phần đầu nếu lấy thì bạn cần chắc chắn là đã loại bỏ hoàn toàn chất độc. Phần đuôi thì bạn nên bỏ 10cm cuối cùng.

Riêng mật rắn tố hơn nên bạn nên tách riêng để ngâm vào một bình rượu khác.

Rắn thường được làm sạch bằng rượu và nước gừng chứ không dùng nước lã. Cũng có những nơi ngâm rắn vào bình rượu trong 24h để khử hoàn toàn độc sau đó sẽ đổ rượu đó đi chứ không uống, rượu ngâm rắn lần thứ hai mới dùng để uống.

Có thể bạn chưa biết !

Theo GS.TS. Dương Trọng Hiếu, mật rắn, da rắn, xương rắn, thịt rắn ... có tác dụng khác nhau với từng loại bệnh. Nhưng nếu nam giới muốn sức khỏe sinh lý viên mãn hơn có thể sử dụng một số loại thuốc từ cây, con khác.

Bác sĩ, Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết thêm rằng, tác dụng của mỗi loại rắn không giống nhau và sự kết hợp của các bộ rắn khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau. Khi ngâm rượu rắn toàn tính (ngâm cả con) thì xương rắn sẽ có tác dụng tốt cho xương khớp, thận. Thận rắn sẽ có những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới. Theo ông, những người có bệnh nội khoa, nhất là các bệnh suy thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tim mạch không nên sử dụng rượu và thịt rắn vì trong đó còn một hàm lượng độc tố nhỏ. Nếu ngâm rắn toàn tính thì phần nọc rắn nằm ở hai bên bành rắn (phần sát với cổ) vẫn còn nguyên.

Nọc rắn nếu uống dù chỉ một lượng nhỏ cũng rất độc và có thể dẫn tới tử vong, nhưng khi ngâm rượu nó tự dung hòa với các chất khác trong cơ thể rắn và trong rượu để lượng độc tố giảm bớt hoặc không gây nguy hiểm cho những người sức khỏe bình thường. Nếu thận yếu sẽ không thể phân giải độc tố này, độc tố làm cho thận nhanh suy yếu hơn, đồng thời chạy vào tim và có thể làm tim ngừng đập nhanh chóng.

Trong thực tế đã có những trường hợp uống rượu tiết rắn và bị nhiễm ký sinh trùng do trong tiết có ấu trùng gây bệnh. BS. Bản khuyến cáo, nếu không thật cần thiết thì không nên sử dụng rượu pha tiết rắn và mật rắn tươi.

Một số nhà hàng đặc sản rắn cho biết họ luôn khuyến cáo khách hàng chỉ nên uống từ 1-2 chén nhỏ rượu rắn. Thế nhưng khi vui quá, phần lớn mọi người đều quá chén và cũng chẳng mấy để ý nên thường ăn quá nhiều khiến cơ thể khó chịu. Có người đã lẩm bẩm ăn rắn chẳng thấy bổ đâu chỉ thấy báo hại. Như vậy, thịt rắn, rượu rắn có tác dụng hay không phụ thuộc vào chính bản thân người sử dụng.

Đăng nhận xét

Tin liên quan